Phần nửa cuộc đời còn lại (half of the remaining life) tôi mơ về nước Pháp, đặc biệt là (especially) Paris. Ở Salé, thành phố quê hương của tôi tại Marốc (my Moroccan hometown), cuộc sống bị hạn chế (limited), nghèo khó (poor) nhưng luôn luôn vui vẻ (happy). Tôi hoàn toàn không hiểu biết gì về chính trị (politics) cũng như chính sách của chính phủ (government policy). Giống như hầu hết những người Marốc sinh ra vào những năm 1970, tôi vừa sợ vừa bị mê hoặc bởi Vua Hassan II (I was both afraid of King Hassan II and fascinated by him). Qua phim ảnh và báo chí bằng tiếng Pháp mà tôi lén lấy cắp của ông nội (French newspapers I stole from my grandfather) trí tưởng tượng đã đưa tôi đến tận Paris.
Thế rồi nhờ một sự may mắn, tôi đến được Paris vào năm 1998 và trở thành người nhập cư (migrant). Thành phố Paris mở cửa chào đón tôi với truyền thống tôn trọng quyền tự do cá nhân (individual rights). Dần dà tôi bước vào chính trị, những cuộc tranh luận tri thức bắt đầu trở nên có ý nghĩa (intellectual debates began to have meaning). Những cuộc tranh luận đó không mang ý nghĩa rỗng tuếch (blather). Thế rồi thành phố Paris đã... đóng cửa vì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (racism). Và như vậy, các cuộc tranh luận không còn ý nghĩa và chính sự rỗng tuếch trở thành quy luật (rule).
Ngày nay, hơn bất cứ lúc nào (more than ever), nước Pháp sống vì sự hoang tưởng không tưởng (utopean fantasy). Khoảng cách giữa giới lãnh đạo chính trị và dân chúng là quá lớn (the gap between the political leadership and the people is enormous). Có vẻ như họ nói với chúng ta về những quan niệm lỗi thời (outdated concepts), quá xa rời thực tế (very far from reality). Nước Pháp không thể đối phó với “những người nước ngoài” có quốc tịch Pháp (foreigners who have French nationality) và nước Pháp làm quá ít để giúp những người đó hội nhập vào xã hội (does little to integrate them into society). Đạo Hồi (Islam) là tôn giáo lớn hàng thứ hai ở Pháp nhưng Pháp không thể nói chuyện một cách sáng suốt với hàng triệu người theo đạo Hồi (can’t speak intelligently to its millions of Muslims), họ gọi chúng tôi là “cộng đồng Hồi giáo” (Muslim community), làm như không còn từ nào để gọi.
Nước Pháp biết rõ là mình cần thay đổi hệ thống kinh tế (change its economic system) nhưng mọi nỗ lực đều bị ngăn chặn (each attempt is blocked). Chẳng hạn như Thủ tướng (Prime Minister) Dominique de Villepin mới đây đã cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp dành cho giới trẻ công ăn việc làm (encourage businesses to give jobs to young people) bằng cách nới lỏng luật lao động nghiêm ngặt liên quan đến việc tuyển dụng và sa thải (loosening the strict labor laws governing their hiring and firing). Người ta thường nói “Người Pháp đều là những kẻ ưa càu nhàu” (The French are all grumblers). Nhận xét này áp dụng cho trường hợp nói trên là khá đúng.
Sinh viên xuống đường là có lý của họ: phản đối đời sống bất ổn chờ đón họ ở phía trước (protest against the precarious life that awaits them). Người Pháp còn có một cá tính là rụt rè (timid), thậm chí còn sợ sự thay đổi (even frightened of change). Năm 2005, chúng ta đã thấy người Pháp phản ứng mạnh mẽ trước việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (strong reaction against the entry of Turkey into the European Union). Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay được coi là một phần của châu Âu (a part of Europe) nhưng, theo quan điểm của Pháp, nước này không hội đủ điều kiện (qualify) đáp ứng quyền lợi (right) và đặc quyền (privilege) của Liên minh.
Những cuộc náo loạn (disturbance) vào tháng 11.2005 đã làm nhiều người tại Pháp phải ngạc nhiên (surprised). Tâm điểm của những biến cố này là khu vực ngoại thành (suburb) Paris nghèo khó, nơi chủ yếu là những người thiểu số (predominantly minority), được gọi là “banlieusards” (dân ngoại ô), sinh sống. Sự ngạc nhiên của họ cuối cùng cũng đã khiến tôi ngạc nhiên: đất nước vốn tự hào về tình huynh đệ (fraternité) và nhân quyền (the rights of man) nhưng xã hội lại chia thành 2 giai cấp (society is divided into two classes). Đó là kẻ giàu (the rich) và người nghèo (the poor), giống hệt như Marốc (Morocco).
Giữa tình hình như vậy, chính phủ phản ứng ra sao? (how did the government react?). Họ đề xuất những gì nhằm giúp người dân ngoại ô cảm thấy mình cũng là người Pháp như mọi người? (What were its proposals for helping the banlieusards to feel as French as everyone else?). Chính phủ đã phản ứng bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng (declaring a state of emergency for three months). Trong khi đó, giới chính trị (political class) chỉ bận tâm đến một điều duy nhất là cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 (2007 presidential elections).
Thủ tướng de Villepin và Tổng thống Jacques Chirac đã rút lại luật lao động gây nhiều rắc rối (withdraw the troublesome labor law). Không ai biết chắc rằng nó sẽ được thay bằng cái gì, trong khi đó, sinh viên tạm thời ngưng các cuộc phong toả (blockades) và phản đối (protests). Tôi nghĩ là chính phủ lại áp dụng một mẹo ảo thuật khác (play another magic trick): giả vờ như đang thực hiện điều gì đó khi tình hình trở nên tệ hại hơn (making believe that something is being done even as the problem fester). Đó là nước Pháp tôi đang sống ngày nay, một đất nước của văn hoá (culture), tự do (liberty), huyền thoại (myth) và ảo tưởng (illusion).