Kiến Thức Ngày Nay Online - Tạp chí thông tin Việt Nam - Cập nhật thông tin 24 h | Tin tức | Rắc rối chuyện sinh con nhờ bụng người
   Thời sự
   Kiến thức
   Tư vấn
   Văn hóa & Nghệ thuật
   Multimedia
   Tòa soạn và bạn đọc
   Thư giãn
   Kinh tế

   Các nhà tài trợ vàng


Đại Hồng Phúc
 
 
Nata Hoa Linh
 
 
Tài trợ tạp chí Kiến Thức Ngày Nay
 
 
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Tây - Ích Tâm Khang
 
 
Công ty Nguyễn Lê - Nước uống tinh khiết NEED

 

   Thành viên xuất sắc
Thành viên tích cực nhất tại diễn đàn:
Người đứng đầu:
zcuanhz (141 bài gửi)

02: teobathe (78 bài gửi)
03: sinnova (44 bài gửi)
04: thanhdat93 (37 bài gửi)
05: huongtram8195 (24 bài gửi)
06: tranjessica (23 bài gửi)
07: jessicatran (18 bài gửi)
08: reborn (18 bài gửi)
09: cpvdesign (15 bài gửi)
10: bimat (14 bài gửi)
   Software hữu ích
5 file mới nhất

1. AM-DeadLink
2. tuyen_dung_DIC_AM_200x600
3. Viet Calculator
4. A-squared (a2) HiJackFree 1.0
5. Font Linux

Chuyển đến danh mục Files
   Chơi Games Online

Chuột ăn phomat


Hexxagon


Ma tốc độ


Tetris II

Tetris mới rõ và đẹp hơn nhiều

Cuộc chiến bánh kẹo


Các Game Online khác

   Xem và nghe Online
Anh Tin Mình Đã Cho Nhau Một Kỷ Niệm(Thu Thủy)
TVO-01(TVO-01)
In Dấu(Đan Trường)
Nước Mắt Ngọc(Ngọc Mỹ Linh)
Tai nạn cầu tuột()
Quảng Nam Yêu Thương(Cẩm Tú)
Yêu phút giận hờn(Trí Hải)
Thiên Đường Gọi Tên(Cao Thái Sơn)

Xem nghe các tác phẩm khác

 


Rắc rối chuyện sinh con nhờ bụng người
21/05/2006

Xem hnh
Các nhà tài trợ kim cương


Không chỉ chuyện “đẻ mướn” - mà cả “đẻ hộ” người thân đã gây ra không ít rắc rối về pháp lý, tâm lý, cho cả người đẻ thay, đẻ hộ, lẫn đối với người có được con nhờ bụng người.

Có thể gọi đây là loại thời sự “tranh tối, tranh sáng”. Trong lúc ở một số nước, đó là vấn đề được luật pháp thừa nhận, thì tại phần đông các nước nó đang còn bị cấm đoán hay trong giai đoạn bàn cãi nên hay không nên cho phép. Trong số sau, có Pháp; đã có quyết định chính thưc của Đại thẩm viện vào năm 1991, sau 20 năm tranh cãi ồn ào kể từ khi có những thực nghiệm đầu tiên do Sacha Gellier tiến hành. Nhà phụ khoa học nổi tiếng người Marseille này là người đi tiên phong trong việc thực hành “cho thuê tử cung”. Nhu cầu không thiếu, khi mà nước Pháp ngày hôm nay đã khác với những thời kỳ trước đây khi chủ nghĩa độc thân còn được đề cao, việc hôn nhân gia đình và sinh con đẻ cái bị xem rẻ. Giờ đây, việc không có con đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với người phụ nữ đã lập gia đình. Tuần báo Pháp Le Nouvel Observateur cuối năm 2005, trong bài phóng sự điều tra xung quanh chuyện đẻ mướn, đẻ hộ viết: cho dù bị luật pháp cấm đoán, các chị em vì một khuyết tật nào đó - không có tử cung, bị bệnh di truyền nên không còn tử cung; hoặc tử cung quá bé hay biến dạng vẫn “quyết tâm hơn bao giờ cả có được một đứa con, là vì sống vào năm 2005 mà không con thường được coi như là điều không thể tưởng tưởng được”, bởi lẽ với tiến bộ của khoa học ngày nay thì người ta đều tin rằng từ nay mọi người đều có thể sinh con đẻ cái.


Một số các nhà khoa học, một mặt ra sức thuyết phục các nghị sĩ, dân biểu thông qua luật cho phép việc mang thai cho người khác (“gestation pour autrui”, vt GPA) - có nghĩa cho phép một người đàn bà mang trong mình bào thai của cặp vợ chồng khác; một mặt lập ra hội giúp đỡ những cặp vợ chồng vô sinh, bằng cách thông báo địa chỉ những người đẻ thuê ở các nước ngoài, nơi chuyện GPA đã được phép. Như ở California (Mỹ) Brésil, Argentine, Ấn Độ, Rumanie, Géorgie... chẳng hạn, có hàng trăm ứng viên đẻ thuê. Họ không ngần ngại “rao bụng” trên Internet. Giữa các nước trên và các nước cấm chuyện đẻ mướn, đẻ hộ - ngoài Pháp ra, Ý và Đức cũng thuộc diện này - còn có các nước có thái độ lưng chừng: như Liên hiệp Anh chẳng hạn, một mặt cấm các hội những người đẻ mướn với mục đích vụ lợi, nhưng mặt khác lại cho thành lập một uỷ ban đạo đức nhằm đảm bảo việc theo dõi, kiểm soát quá trình mang thai và sinh nở cho người khác. Một nhà nghiên cứu nữ thuộc Đại học Cambridge, bà Susan Golombok, mới đây vừa cho công bố một kết quả điều tra nghiên cứu trên chừng 60 người mang bầu hộ, 2 năm sau khi sinh đẻ đã kết luận rằng không có khó khăn đặc biệt gì đối với họ. Ở nước Anh, việc thừa nhận đứa bé được tiến hành sau khi sinh. Còn ở Californie, Nam Phi, Israel, nó được thực hiện ngay khi có thai. Ở Hy Lạp cũng vậy, nhưng ở đây còn có việc hồ sơ GPA có sự tiếp nhận của một thẩm phán, có nhiệm vụ ấn định khoản bồi thường cho các bà mẹ mang bầu hộ. Trở lại với các nước đang cấm đoán GPA, việc đăng ký đứa con sinh ra gặp rắc rối không nhỏ: các cặp vợ chồng nhờ đẻ mướn ở nước ngoài đều không được thừa nhận các loại giấy tờ được chứng nhận khai sinh ở nước ngoài, ngoài ra còn có khả năng bị truy tố. Cả khi ra toà và được miễn tố về hình sự (như vụ xử ở toà án Créteil vào ngày 30.9.2005 đối với trường hợp cặp vợ chồng từ Los Angeles trở về với những đứa bé sinh đôi do một bà mẹ người Mỹ mang bầu mướn) thì khâu đăng ký hộ tịch vẫn còn không ít chuyện lình xình.


Từ tình hình trên, một số đông các cặp vợ chồng lựa chọn giải pháp “mướn” mang bầu và sinh con “chui” ngay trong nước với giá không thấp chút nào (thường là 15.000 euro một trường hợp). Một số địa danh sau là những địa chỉ đang sôi động với hoạt động “đẻ mướn” tại Pháp: Besancon, Tourcoing, Poitiers, Avignon. Giá tiền thay đổi tuỳ nơi có thể lên đến 20.000, 25.000 euro.


Nhiều nhà khoa học đã rất bức xúc với tình hình “đẻ mướn” chui trên do có sự cấm đoán tại nước này. Nhà tâm phân học kiêm nhân loại học Geneviève Delaise - là người đã làm việc từ 30 năm nay cho việc sinh đẻ có sự giúp đỡ của y học - phát biểu: “Luật pháp nước Pháp cho phép việc sinh đẻ có sự giúp đỡ của y học cho những người không có noãn bào. Nhưng nó lại từ chối quan tâm đến nỗi đau của những người phụ nữ không có tử cung, song nhiều khi vẫn có buồng trứng hoạt động”. Bà ta cho rằng điều đó thực không công bằng và không hợp lý. Theo bà Geneviève Delaisi, chúng ta đang ở giao điểm của ba cuộc đảo lộn: sự xuất hiện của các gia đình tổ chức lại  (không chỉ chuyện “rổ rá cặp lại” liên quan đến cặp vợ chồng, mà cả chuyện con tôi, con anh); sự phát triển của sinh đẻ có sự giúp đợ của y học; sự tồn tại của cặp bố mẹ đồng tính (homoparentalité). Chỉ với con số mỗi năm ở Pháp có đến 300 - 400 gia đình có yêu cầu GPA, nhưng lại thường tìm cách giải quyết nó bằng con đường ra nước ngoài - cơ hồ đã hình thành một phong trào mà tờ Le Monde Libération gọi là phong trào “du lịch sinh đẻ (“tourime procréatif”). Có thể thấy vấn đề đã trở thành bức xúc đến đâu. Hiệp hội Maia - tổ chức đã đưa ra con số nêu trên, qua cuộc điều tra - cảnh báo những nguy cơ của việc “đẻ mướn” chui, nhất là khi được tiến hành từ những lời rao qua Internet. Và còn chuyện này nữa: trước đây đã có vụ toà án xử một ca chui GPA bằng cách đi đường vòng: một người phụ nữ được mướn thụ thai cho người chồng nọ rồi sinh ra đứa trẻ, coi như con hoang, và người vợ của người đàn ông kia đến nhận làm con nuôi.


Đẻ “mướn” trở thành một dịch vụ, nhưng việc kiếm tiền này cũng lắm chuyện để nói. Trong cách xử lý ở nước Hy Lạp đã nêu trên, việc trả tiền được chính thức hoá, do cơ quan công quyền ấn định, và được coi như là khoản tiền “bồi thường” cho người đàn bà mang nặng đẻ đau. Nhưng ngay trong những trường hợp nhận “tiền công” ở đây, nó cũng không mang tính cách tiền trao cháo múc như mọi dịch vụ khác, mà thường mang nhiều sắc thái tình cảm pha trộn. Nó không phải là vấn đề kiếm tiền thuần tuý, nói như Geneviève Delaisi, “đấy cũng là vấn đề của phụ nữ với nhau. Nhiều khi, những bà mẹ mang bầu mướn đã phải trả giá cho cái cử chỉ của mình” (khi vượt cạn). Họ chuốc vào thân nỗi nguy hiểm mang nặng đẻ đau, không thể chỉ có sự cám dỗ của đồng tiền mà còn có một sự đồng cảm với người cùng giới khó khăn trong chuyện sinh đẻ, như lời thổ lộ của một người đẻ mướn, chị Caroline, “tôi có nhu cầu được cho”. Trong cảm nhận của chị ta, “tôi không phải là người mẹ, mà là vú em. Chỉ có điều là tôi giữ đứa con của Angele và chồng cô ta trước ngày vượt cạn”. Caroline hoan hỉ khi thấy việc làm của mình được nhiều người đồng tình và khen ngợi. Thế nhưng, liệu bà ta còn giữ được niềm hân hoan đó bao lâu, khi phải để lại đứa bé sơ sinh cho người khác và ra đi một mình với đôi vú căng sữa và chiếc bụng trống trơn?


Cách gọi chính thức “mang thai cho người khác” (GPA) là chuẩn xác. Trong cụm từ này bao gồm cả trường hợp đẻ mướn (có tiền bồi thường) và đẻ hộ, cho người thân, vì tình cảm. Như trường hợp bà Elvire đã đẻ hộ cho chị mình không có tử cung. Một nghĩa cử mà bà đã thực hiện sau 15 năm suy nghĩ, cân nhắc, từ khi biết nỗi đau của chị mình. Elvire cũng đã thú nhân sự hụt hẫng sau chuyện đẻ hộ: “Tất cả không phải là màu hồng. Chín tháng mang bầu và ở đầu cuối con đường, tôi đây chẳng còn gì cả. Không gì cả, trừ sự mệt nhọc, căng sữa...”; thế nhưng, đổi lại là “niềm hạnh phúc được thấy người chị em ruột thịt cuối cùng đã có hạnh phúc”. Thực ra, Elvire đã có một kết thúc may mắn. Không ít trường hợp sinh hộ bị sa lầy vào mớ bòng bong những chuyện rắc rối, đau đầu về pháp lý...


Còn đứa trẻ được sinh ra từ GPA sẽ sao đây? Theo Geneviève Delaisi “đối với đứa trẻ, ý nghĩ được hoài thai bởi GPA sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn là ý nghĩ được sinh hai bằng phương pháp cấy tinh từ một người cho không hề biết rõ (IAD)”.


Còn một số câu hỏi và vấn nạn khác xung quanh chuyện cho phép và quảng bá GPA: có nên cho phép GPA đối với các cặp “vợ chồng” đồng tính, đặc biệt là đồng tính nam? - có nên cho phép những người độc thân được thực hiện GPA? - hay cho phép đối với những phụ nữ muốn có con nhưng không muốn mang bầu và vượt cạn? Có lẽ chỉ thực sự có được lời giải đáp khi thế giới rồi ra có thể sinh con đẻ cái nhờ vào tử cung nhân tạo. Cho đến ngày đó thì chiếc bụng của người đàn bà vẫn có giá trị như vàng.


(Nguồn tư liệu: Le Nouvel Observateur, 7.12.2005 và Le Monde, 19.01.2006)

Lê Khắc Thanh Huyền (Theo Kiến Thức Ngày Nay 560)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Bóng ma quá khứ (15/08/2006)



Ln đầu trang
Tin mới cùng chuyên mục
Mặt nạ người chết
Bóng ma quá khứ
Buổi phát thanh đặc biệt
Con ma trắng trên ngọn xoài
Ai thủ đoạn hơn?

Bài được đọc nhiều nhất
Mặt nạ người chết
Bóng ma quá khứ
Con ma trắng trên ngọn xoài
Bí mật của cha tôi
Tội ác và trừng phạt

   Chuyển đổi tiền tệ
  Số tiền:
  
  Từ
  
  Thành
  
 
   Từ điển

Tra theo từ điển:


   Bách khoa tòan thư
get info from WikiPedia


 
Tin tức - Quảng cáo - Rao vặt - Diễn đàn về lĩnh vực Bất động sản Việt Nam - HTTP://NHADAT.SANGNHUONG.COM

Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử - Kiến Thức Ngày Nay Online
Số giấy phép: 395/GP-BVHTT, cấp ngày: 18/09/2002. Tổng biên tập: TS Nguyễn Thị Kim Ửng
- Chủ biên: Hàn Tấn Quang
Ghi rõ nguồn 'kienthucngaynay.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Trụ sở tòa soạn: 16 Trần Quý Khóach P.Tân Định Q.1 Tp.HCM
Liên hệ quảng cáo: Công ty TNHH TM - DV Ân Minh - 221/2 Trần Quang Khải P.Tân Định Q.1, Tp.HCM - Điện thoại: (848) 62911952 - Fax: (848) 62911951
Email: kienthucngaynay.vn@gmail.com - Website: www.anminh.com - Facebook: www.facebook.com/TapChiKienThucNgayNay | BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO |