Kiến Thức Ngày Nay Online - Tạp chí thông tin Việt Nam - Cập nhật thông tin 24 h | Tin tức | Tìm vàng trong lòng Đại Dương
   Thời sự
   Kiến thức
   Tư vấn
   Văn hóa & Nghệ thuật
   Multimedia
   Tòa soạn và bạn đọc
   Thư giãn
   Kinh tế

   Các nhà tài trợ vàng


Đại Hồng Phúc
 
 
Nata Hoa Linh
 
 
Tài trợ tạp chí Kiến Thức Ngày Nay
 
 
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Tây - Ích Tâm Khang
 
 
Công ty Nguyễn Lê - Nước uống tinh khiết NEED

 

   Thành viên xuất sắc
Thành viên tích cực nhất tại diễn đàn:
Người đứng đầu:
zcuanhz (141 bài gửi)

02: teobathe (78 bài gửi)
03: sinnova (44 bài gửi)
04: thanhdat93 (37 bài gửi)
05: huongtram8195 (24 bài gửi)
06: tranjessica (23 bài gửi)
07: jessicatran (18 bài gửi)
08: reborn (18 bài gửi)
09: cpvdesign (15 bài gửi)
10: bimat (14 bài gửi)
   Software hữu ích
5 file mới nhất

1. SmartFix 3.3
2. FAST Defrag
3. NVTweak 1.7
4. ArcTor
5. Excel Calendar Template 1.3.2

Chuyển đến danh mục Files
   Chơi Games Online

Bixhead


Polar Rescue


Bảo tàn chocolate


Khám phá vũ trụ


Ma tốc độ


Các Game Online khác

   Xem và nghe Online
Vì ai không yêu thật lòng(Đang cập nhật)
Sóng Đôi(Tóc Tiên)
Moon Shadow(Kitaro)
Nước Mắt(Ngọc Mỹ Linh)
Mãi Yêu Nhau(Lam Trường)
Mặt Trời Của Tôi (O Sole Mio)(AC&M)
Khúc Ru Tình(Quang Dũng)
Anh Nhớ Em(Lam Trường)

Xem nghe các tác phẩm khác

 


Tìm vàng trong lòng Đại Dương
25/10/2006

Xem hnh
Sâu thẳm trong lòng đại dương vẫn còn c
Các nhà tài trợ kim cương


Tay cướp biển huyền thoại Râu đen hồi thế kỷ 18 hẳn không hài lòng chút nào khi thấy người ta đang sục sạo vào kho tàng trên con tàu của mình tưởng chừng nằm yên nghỉ mãi mãi trong lòng biển. Một cơn sốt săn lùng tàu đắm đang bùng lên tại nhiều nơi.

Các câu chuyện được giặm mắm thêm muối về những kẻ khố ránh áo ôm nhanh chóng trở thành triệu phú đã khiến nhiều người bỏ hết công ăn việc làm và cả vợ con để lênh đênh ngoài khơi với hy vọng tìm được kho tàng. Giới khoa học phản đối gay gắt, cho rằng những kẻ săn lùng là “cướp biển của cướp biển”. Trong khi đó, luật quản lý tàu đắm vẫn còn quá sơ sài...

Hoạt động bùng nổ

Phil Masters trước kia không biết làm gì hơn là bán đồ điện linh tinh để nuôi gia đình. Một ngày kia, Masters thử tìm vận may bằng cách bỏ hết tiền của để lập một công ty nhỏ chuyên khám phá tàu đắm. Đến nay, Masters đã trở thành một trong những gương mặt lừng danh nhất trong giới săn lùng tàu đắm. Công ty Intersal của Masters đã vớt được hàng giỏ tiền shilling từ con tàu Ănglê Feverham đắm ở Nova Scotia năm 1711. Mới đây, Intersal vừa phát hiện vị trí được tin là nơi đắm của tàu Queen Anne’s Revenge thuộc tay cướp biển Râu đen và đang gần tiến tới việc khám phá tàu El Salvador của Tây Ban Nha (đắm năm 1750 ngoài khơi Carolina, bên trong chứa 240.000 đồng peso vàng và bạc). Cùng Masters, nhiều tay khác cũng lao vào cuộc săn lùng hấp dẫn này. Với thiết bị dò tìm hiện đại, người ta ngày càng khám phá nhiều tàu đắm hơn, từ chiếc hơi nước Brother Jonathan hồi Nội chiến Mỹ cho đến tiềm thuỷ đỉnh I-52 của Hải quân Nhật thời Thế chiến thứ hai được tin rằng bên trong có khoảng 2 tấn vàng thoi!

Thiết bị không thể thiếu là máy từ kế, có thể phát hiện các vật kim loại như đại bác, mỏ neo hoặc thậm chí bùloong, đinh tán. Máy từ kế loại hiện đại có thể lập bản đồ trong phạm vi 100 dặm vuông một ngày và có thể “ngửi thấy mùi sắt” từ những vật nhỏ như thùng phuy đựng dầu ở khoảng cách 5 km. Tuy nhiên, công cụ đắc lực nhất là robot điều khiển từ xa (ROV). Với giá hạng bét 100.000 USD đến hơn 2 triệu USD, ROV có thể luồn lánh tránh chướng ngại vật dễ dàng và hệ thống camera của nó còn tinh hơn... mắt cá mập. Cũng nhờ ROV, công ty Odyssey Marine Exploration ở Tampa (Mỹ) đã phát hiện con tàu buôn Melkarth 2.500 tuổi thời Ai Cập cổ đại. Và cũng nhờ một ROV mà Tommy Thompson kéo lên được 3 tấn vàng từ tàu Central America đắm ngoài khơi Bắc Carolina hồi năm 1857. Những người săn lùng tàu đắm không chỉ có tiền và trang thiết bị hiện đại mà còn phải cực kỳ am hiểu về chuyện xưa tích cũ. Jack Haskins ở Florida chẳng hạn, ông là chuyên gia về Tây Ban Nha, thường xuyên vùi mình vào đống sách ở kho tàng thư Archivo General de Indias tại Seville (Tây Ban Nha) để đọc đống thư từ của các cướp biển hay tài liệu liên quan. Tính cẩn thận và thói quen lưu trữ của triều đình Tây Ban Nha đã giúp những người như Haskins rất nhiều.

Hoạt động săn lùng tàu đắm đang bị giới khảo cổ học phản đối gay gắt, cho rằng không khác gì chuyện đào trộm hầm mộ. Trong thực tế, giới săn lùng kho tàng biển quả thật có lúc khá tàn nhẫn. Ví dụ điển hình nhất là tàu DeBraak của Anh chìm ngoài khơi Delaware (Mỹ) năm 1798. Đám thợ trục vớt đã quẳng không thương tiếc những gì họ cho là không giá trị, như cái bếp của Hải quân Hoàng gia Anh thời thế kỷ 18. Năm 1986, khi DeBraak được kéo lên, đống vật dụng đã bị trượt xuống biển và hầu hết đều bị hỏng sau đó. Chưa hết, các vật dụng tìm thấy được rao bán với giá rẻ mạt trên Internet. Trên trang chủ của công ty Treasure Hunting, người ta thấy quảng cáo đủ thứ, từ đại bác cụt nòng đến chiếc đinh gỉ sét. Việc mua bán này xảy rất nhanh trước khi giới khảo cổ học hay viện bảo tàng biết được. Ngoài ra, một số công ty còn tận dụng kiếm thêm bằng cách biến con tàu thành viện bảo tàng sống. Mới đây, RMS Titanic Inc. - công ty trục vớt tàu Titanic - đã bán bản quyền khai thác “xương tàn cốt rụi” của tàu Titanic cho SFX Entertainment. Phil Masters cũng đang tính làm ăn kiểu này với con tàu Queen Anne’s Revenge của tay cướp biển Râu đen. Masters tin chắc mình sẽ thành công. “Chỉ riêng cái tên Râu đen đã đủ sức hấp dẫn rồi” - Masters nói.

Râu đen là ai?

“Đại ca” Râu đen

Râu đen (Blackbeard) là một trong những huyền thoại “giang hồ biển” nổi tiếng nhất thế giới. Không như “thuyền trưởng Hook” hay “thuyền trưởng Long John Silver”, Râu đen là người thật. Có rất ít thông tin về quãng đời niên thiếu của Râu đen, chỉ biết hắn sinh ở Anh vào trước năm 1690 (có thể ở Bristol hay London). Người ta cho rằng Râu đen tên thật là Edward Teach nhưng cũng có tài liệu ghi là Edward Thatch. Râu đen bắt đầu cuộc đời lăn lộn ngoài biển khi là thuỷ thủ của một tàu cướp biển do chính phủ Anh hợp pháp hoá, với mục đích quấy phá tàu Pháp, Tây Ban Nha... trong cuộc chiến của Nữ hoàng Anne. Sau chiến tranh năm 1713, Râu đen trở thành cướp biển thật sự, dưới trướng của thuyền trưởng Ben Hornigold. Khi Hornigold hoàn lương theo lệnh ân xá của chính phủ, Râu đen trở thành chỉ huy Concorde (trước kia là tàu chở nô lệ của Pháp). Râu đen đổi tên tàu thành Queen Anne’s Revenge (Sự trả thù của Nữ hoàng Anne) và trang bị thêm nhiều đại bác hơn. Trong cuộc đời làm cướp của mình, Râu đen đã tấn công khoảng 40 con tàu.

Râu đen nổi tiếng bởi tính tàn bạo: từng bắt một tù nhân nhai lỗ tai của chính nạn nhân; từng chặt đứt ngón tay lấy chiếc nhẫn khi nạn nhân từ chối tháo... Vụ khủng bố nổi tiếng nhất của Râu đen là cho đoàn tàu mình bít cảng Charleston ở Nam Carolina vào tháng 5.1718 và bắt cóc một toán khách du lịch giàu có. Râu đen yêu cầu chính quyền địa phương cung cấp cho hắn thuốc men, trong đó chủ yếu là loại trị bệnh phong tình. Chưa đầy một tuần sau, con tàu chủ lực Queen Anne’s Revenge bị đánh bại và một con tàu khác bị lật khi mắc cạn gần Bắc Carolina. Tháng 11 cùng năm, thống đốc Virginia Alexander Spotswood cử hai tàu chiến dưới sự chỉ huy của Robert Maynard thuộc Hải quân Anh mở chiến dịch tấn công Râu đen. Ngày 22.11, cuộc giao tranh xảy ra. Râu đen khai hoả trước và Maynard đã ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn nằm rạp xuống boong giả chết. Khi leo lên con tàu Anh, Râu đen và đồng bọn bị phản kích. Đích thân Maynard đã chặt đầu Râu đen và treo ở mũi tàu mình...

Bịp tràn lan!

Giới săn lùng tàu đắm hiện nay đang chia thành hai phe. Phe thuộc Hiệp hội các nhà khám phá tàu đắm chuyên nghiệp (ProSEA) và phe hoạt động tự do. Trong thực tế, giới khảo cổ học tỏ ra khinh bỉ cả hai phe này và qui chung đều là “cướp biển của cướp biển”. Ở Mỹ, luật quản lý tàu đắm rất sơ sài. Đạo luật tàu đắm bị bỏ hoang (ASA) nêu rằng các con tàu đắm nằm trong phạm vi duyên hải 5km đều thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy thế, Quốc hội Mỹ lại không nói rõ như thế nào mới là tàu “bị bỏ hoang” và điều này khiến các phiên toà xử những “vụ án cướp biển” trở nên nhộn nhịp. Vụ gần đây nhất là tàu Brother Jonathan bị đắm ngoài khơi California hồi năm 1865 (trong số 223 người thiệt mạng có bác sĩ của Tổng thống Abraham Lincoln và viên sĩ quan chỉ huy quân đội của Lincoln trong cuộc Nội chiến Mỹ). Công ty Deep Sea Research khám phá con tàu này năm 1993 nhưng chính quyền California cho rằng nó nằm trong luật ASA. Năm ngoái, phiên toà Thượng thẩm phán rằng chính quyền California phải có “bằng chứng sở hữu” (!) cụ thể tàu Brother Jonathan. Cuối cùng, phiên xử nêu rằng California được sở hữu 20% số đồng xu trục vớt và có quyền giám sát những cuộc thăm dò trong tương lai

Con tàu Queen Anne’s Revenge
của Râu đen

Một câu hỏi khác không kém phần hấp dẫn là những tàu nước ngoài đắm trong vùng biển Mỹ có nằm trong luật ASA hay không. Trung tâm của những cuộc tranh luận loại này hiện nay là Ben Benson (thuộc công ty Sea Hunt Inc.), người đã đầu tư hơn 1 triệu USD để dò ra hai con tàu Tây Ban Nha - Juno và La Galga - đắm ngoài khơi Virginia (Mỹ). Trước khi Benson thực hiện các cuộc rao bán đồ vật của hai con tàu này thì Tây Ban Nha la lên rằng chúng thuộc về họ. Tháng 4.1999, toà án Mỹ xử rằng tàu Juno (chìm năm 1802) thuộc về Tây Ban Nha nhưng tàu La Galga (chìm năm 1750) thuộc về Mỹ, căn cứ vào một hiệp ước ký giữa Mỹ và vua Tây Ban Nha Charles III hồi năm 1763. Vụ này chưa kết thúc và đơn kháng cáo đang nằm trên bàn Toà thượng thẩm Mỹ... Ở cấp độ quốc tế, việc quản lý tàu đắm cũng đang gây tranh cãi. Theo U.S. News & World Report, UNESCO đang nghiên cứu một sắc lệnh nhằm nghiêm cấm việc thương mại hoá bất cứ con tàu đắm nào có tuổi hơn 100 năm. Ngoài ra, người ta cũng đang thảo luận việc yêu cầu trả lại tất cả hiện vật được trục vớt cho nước chế tác. Tất nhiên, giới săn lùng tàu chìm rất giận dữ. Họ vừa thành lập Viện bảo tồn cổ vật biển (IMAC) với công tác chính là vận động hậu trường. Một viên chức IMAC nói: “UNESCO chẳng hiểu biết chút gì về tài sản tư nhân hay quyền sở hữu tư nhân. Họ không hiểu rằng nhiều công trình khảo cổ tốt nhất đã do tư nhân thực hiện”.

Còn một vấn đề nữa: chuyện tài trợ và chuyện chia chác. Chi phí mỗi ngày cho một chuyến lênh đênh dò tìm hay trục vớt ít nhất là 30.000 USD và hầu như công ty nào cũng xin xỏ tài trợ. Vụ Tommy Thompson chẳng hạn. Đồng bào da đỏ ở Ohio đã quyên góp 12,7 triệu USD và “mọi sự đều trông cậy” vào Tommy nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại một xu nào sau khi Tommy vớt 3 tấn vàng từ tàu Central America. Một vụ nhỏ hơn, được kể rằng, có một giáo viên ở California hồi năm ngoái đã thuyết phục chính quyền tài trợ cho cuộc dò tìm một con tàu chiến của Nhật ngoài khơi Philippines mà một “anh bạn” đang tiến hành. Bản thân mình cũng nộp 40.000 USD cho “anh bạn” trên nhưng cuối cùng “hắn đã lấy tiền đi nhậu hết sạch!” - tay giáo viên khổ sở nói. Phil Masters cho biết thêm chuyện dụ dỗ như vậy xảy ra như cơm bữa!

Lê Thảo Chi (Theo kienthucngaynay.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Ln đầu trang
Tin mới cùng chuyên mục
Trung Quốc trừng phạt hành khách hất nước nóng vào tiếp viên
Cô gái "tuyển chồng đại gia" để có tiền chữa bệnh cho anh
Đức Trí - Hồ Ngọc Hà đón Noel tại Mỹ
Gia đình người "1 ngón"
Hiện ta có từ mơ là dạng Cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt mai...

Bài được đọc nhiều nhất
Mục “Lăng kính tự nhiên” trên báo Tuổi trẻ mới đây có đưa ảnh một con vật và viết:“Con thú có vú...
Đức Trí - Hồ Ngọc Hà đón Noel tại Mỹ
Gia đình người "1 ngón"
Xin vui lòng cho biết ông nghĩ thế nào về những lời trên đây của ông Hà Văn Thuỳ
Trên KTNN 541 (20-8-2005), ông An Chi đã phủ nhận việc kỵ huý chú của Nguyễn Du ...

   Chuyển đổi tiền tệ
  Số tiền:
  
  Từ
  
  Thành
  
 
   Từ điển

Tra theo từ điển:


   Bách khoa tòan thư
get info from WikiPedia


 
Công ty Bất động sản Ân Minh - Chuyên môi giới mua bán nhà Q.1 và Q.3 Tp.HCM

Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử - Kiến Thức Ngày Nay Online
Số giấy phép: 395/GP-BVHTT, cấp ngày: 18/09/2002. Tổng biên tập: TS Nguyễn Thị Kim Ửng
- Chủ biên: Hàn Tấn Quang
Ghi rõ nguồn 'kienthucngaynay.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Trụ sở tòa soạn: 16 Trần Quý Khóach P.Tân Định Q.1 Tp.HCM
Liên hệ quảng cáo: Công ty TNHH TM - DV Ân Minh - 221/2 Trần Quang Khải P.Tân Định Q.1, Tp.HCM - Điện thoại: (848) 62911952 - Fax: (848) 62911951
Email: kienthucngaynay.vn@gmail.com - Website: www.anminh.com - Facebook: www.facebook.com/TapChiKienThucNgayNay | BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO |