Hiện ta có từ mơ là dạng Cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt mai...
Mà trong thời cổ đại đó thì – cũng theo sự phục nguyên của giới Hán ngữ học – từ mai đang có vần mở là *e; vần *e này không những chỉ có mặt trong thời Đông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời Kinh Thi.” (tr.176 - 177).
Nhưng một tác giả khác lại tỏ ý nghi ngờ lập luận của ông Nguyễn Tài Cẩn và khẳng định rằng “khoảng 5000 năm trước, từ mơ tiếng Việt đã chuyển thành từ mai tiếng Tàu. Không phải Việt mượn của Hán mà Hán mượn của Việt.” Lý do của tác giả này là:
“Khoảng 2500 năm TCN, người Hán vượt sông Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Một bộ phận Bách Việt chạy xuống phía Nam tụ lại ở vùng Ngũ Lĩnh. Phần lớn (khoảng 70%) người Bách Việt ở lại sống cùng quân chiếm đóng. Người Bách Việt do số dân đông áp đảo và văn hoá cao đã đồng hoá kẻ xâm lược cả về huyết thống cả về văn hoá. Cùng với việc tiếp nhận Kinh Thi, Kinh Dịch của người Việt, người Hán đã tiếp thu tiếng Việt vào trong vốn từ vựng của mình. Chính lúc này, mơ của Việt chuyển thành mai của Tàu. Bao tiếng khác cũng được chuyển hoá như vậy làm phong phú vốn từ vựng Trung Hoa.”
Vậy theo ông nên tin ai?
Trả lời:
Chúng tôi tán thành Nguyễn Tài Cẩn trong trường hợp này, còn tác giả kia thì đã phóng bút một cách quá hăng hái và vì phóng bút quá hăng hái nên đã quên bẵng việc đi tìm quê hương của cây mơ, mà tên khoa học là Prunus armeniaca Linn.
Tác giả này cho rằng người Việt sống ở phía Nam sông Hoàng Hà trở xuống. Cứ cho rằng điều này đúng thì ta cũng có lý do để nói rằng người Việt biết đến cây mơ cũng là qua vai trò trung gian của người Hán.
Các tài liệu nghiên cứu đếu cho ta biết rằng quê hương cây mơ ở về phía Đông Bắc của Trung Quốc giáp giới với nước Nga (X., chẳng hạn, tous-les-fruits.com; fr.wikipedia.org; v.v.). Người Việt làm gì có “thiên lý nhãn” để nhìn thấy đến quá vùng Đông Bắc Trung Quốc từ phía Nam Hoàng Hà mà biết đến cây mơ! Đó là ta còn chưa nói đến chuyện người Trung Quốc đâu có gọi mơ là “mai”. Tên của cây mơ trong tiếng Hán lại là hạnh -----.