Kiến Thức Ngày Nay Online - Tạp chí thông tin Việt Nam - Cập nhật thông tin 24 h | Tin tức | ‘Nghề’ đi học
   Thời sự
   Kiến thức
   Tư vấn
   Văn hóa & Nghệ thuật
   Multimedia
   Tòa soạn và bạn đọc
   Thư giãn
   Kinh tế

   Các nhà tài trợ vàng


Đại Hồng Phúc
 
 
Nata Hoa Linh
 
 
Tài trợ tạp chí Kiến Thức Ngày Nay
 
 
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Tây - Ích Tâm Khang
 
 
Công ty Nguyễn Lê - Nước uống tinh khiết NEED

 

   Thành viên xuất sắc
Thành viên tích cực nhất tại diễn đàn:
Người đứng đầu:
zcuanhz (141 bài gửi)

02: teobathe (78 bài gửi)
03: sinnova (44 bài gửi)
04: thanhdat93 (37 bài gửi)
05: huongtram8195 (24 bài gửi)
06: tranjessica (23 bài gửi)
07: jessicatran (18 bài gửi)
08: reborn (18 bài gửi)
09: cpvdesign (15 bài gửi)
10: bimat (14 bài gửi)
   Software hữu ích
5 file mới nhất

1. Asap-Utilities
2. Sổ tay phím tắt
3. FileUploader v2.24
4. Add nick
5. Moo.Trashes 2.7

Chuyển đến danh mục Files
   Chơi Games Online

Cá heo thông minh


Kinh kông ném chuối


Billard


Skull


Battleships


Các Game Online khác

   Xem và nghe Online
Gentle Forest(Kitaro)
Vàng Son(Quang Dũng)
Anh không cần tình em gian dối(Trí Hải)
Quên cây cầu dừa(Quốc Đại Việt)
Cho Em Hơi Ấm(Tiết Tấu Mới)
Lỗi Lầm Là Của Ai?(Ngọc Mỹ Linh)
Có Một Ngày(Lam Trường)
Butterflies(Reel People)

Xem nghe các tác phẩm khác

 


‘Nghề’ đi học
04/12/2014

Các nhà tài trợ kim cương


Trước khi nói chuyện học và nghề, xin được giải thích, chữ “nghề” mà tôi nói đến ở đây không chỉ là các chuyên ngành trong trường dạy nghề, mà là bất cứ kỹ năng lao động chân chính nào giúp tạo ra giá trị cho xã hôi.

Quá trình đào tạo trong nhà trường là nhằm phục vụ việc hành nghề về sau. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang đứng trước nguy cơ ra trường mà không có nghề nào trong tay. Chẳng hạn, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin mà không thể lập trình, sinh viên trường báo nhưng không có khả năng viết báo, sinh viên ngoại ngữ không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, hoặc sinh viên kế toán gần như mù tịt về nghiệp vụ tài chính… Tình trạng “học mà không thành nghề” có thể là một nguyên nhân dẫn đến nghịch lý doanh nghiệp kêu thiếu lao động, dù số sinh viên ra trường không có việc làm vẫn tăng. Thậm chí gần đây, tình trạng những người học cao như thạc sĩ, tiến sĩ không có việc làm cũng dần trở nên phổ biến.

Ngược lại, không có nghề để đi làm nhưng tôi thấy nhiều sinh viên lại rất giỏi nghề “đi học”. Dường như đi học mới là kỹ năng quan trọng nhất mà họ được rèn luyện trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người trẻ còn coi đi học như một nghề nghiệp vẻ vang, và họ cứ ở lỳ tại “doanh nghiệp trường học” mà không chịu nhảy việc.

Khi đi học, những sinh viên này cũng phải trải qua rất nhiều thử thách về thi cử, áp lực học tập giống như một công việc đích thực. Quy định bắt buộc họ “đi làm” đúng giờ hàng ngày, cho phép có hai ngày nghỉ cuối tuần để thư giãn, và một số kỳ nghỉ lễ trong năm giống như công chức nhà nước. Điều khác biệt là các “nhân viên” này nhận lương chủ yếu từ cha mẹ với mức thu nhập khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Một số khác nhận lương từ nhà nước hoặc các tổ chức theo diện học bổng, đôi khi có yếu tố nước ngoài, thì thu nhập có thể cao hơn các đồng nghiệp.

Tôi nhớ trong một buổi trao đổi, lãnh đạo một công ty sách đã chia sẻ, ông không có ý định tuyển những ứng viên có nhiều loại bằng cấp. Có lẽ ông đang nói đến các nhân viên quá yêu “nghề đi học”. Sau khi tốt nghiệp, họ vẫn muốn tiếp tục gắn bó với nghề này bằng cách học lên bậc cao hơn, hoặc học thêm văn bằng hai, văn bằng ba, các chứng chỉ bổ sung… Những người bạn của tôi cũng nói về thực trạng du học sinh Việt Nam không muốn về nước mà muốn xin học bổng học tiếp vì như vậy vừa nhàn hạ, lại có thoải mái tiền tiêu dùng hàng tháng, hơn hẳn so với đi làm.

Điều này khiến cho tôi tưởng tượng rằng, nếu “đi học” là một nghề tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì chắc hẳn Việt Nam phải là một nước rất giàu có.

Chu Ngọc Cường (Theo http://vnexpress.net)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:
Cái bẫy chuột (28/09/2011)
Cho và nhận (22/10/2010)
Hãy chiếu sáng! (18/08/2007)
Chuyện nhỏ (13/01/2007)



Ln đầu trang
Tin mới cùng chuyên mục
Điều tôi muốn biết
Những điều khắc ghi trong tôi
10 lời khuyên cho năm mới
Giữ một niềm tin sống
Mình có nên thay đổi?

Bài được đọc nhiều nhất
25 câu hỏi của cuộc đời
Để cuộc sống tươi đẹp hơn
Hãy chiếu sáng!
Tiếp thị là gì ?
Chuyện nhỏ

   Chuyển đổi tiền tệ
  Số tiền:
  
  Từ
  
  Thành
  
 
   Từ điển

Tra theo từ điển:


   Bách khoa tòan thư
get info from WikiPedia


 
Công ty Bất động sản Ân Minh - Chuyên môi giới mua bán nhà Q.1 và Q.3 Tp.HCM

Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử - Kiến Thức Ngày Nay Online
Số giấy phép: 395/GP-BVHTT, cấp ngày: 18/09/2002. Tổng biên tập: TS Nguyễn Thị Kim Ửng
- Chủ biên: Hàn Tấn Quang
Ghi rõ nguồn 'kienthucngaynay.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Trụ sở tòa soạn: 16 Trần Quý Khóach P.Tân Định Q.1 Tp.HCM
Liên hệ quảng cáo: Công ty TNHH TM - DV Ân Minh - 221/2 Trần Quang Khải P.Tân Định Q.1, Tp.HCM - Điện thoại: (848) 62911952 - Fax: (848) 62911951
Email: kienthucngaynay.vn@gmail.com - Website: www.anminh.com - Facebook: www.facebook.com/TapChiKienThucNgayNay | BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO |