Kiến Thức Ngày Nay Online - Tạp chí thông tin Việt Nam - Cập nhật thông tin 24 h | Tin tức | Tiếp theo câu trả lời cho ông Nguyễn Ngọc Đình trên KTNN 565
   Thời sự
   Kiến thức
   Tư vấn
   Văn hóa & Nghệ thuật
   Multimedia
   Tòa soạn và bạn đọc
   Thư giãn
   Kinh tế

   Các nhà tài trợ vàng


Đại Hồng Phúc
 
 
Nata Hoa Linh
 
 
Tài trợ tạp chí Kiến Thức Ngày Nay
 
 
Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Tây - Ích Tâm Khang
 
 
Công ty Nguyễn Lê - Nước uống tinh khiết NEED

 

   Thành viên xuất sắc
Thành viên tích cực nhất tại diễn đàn:
Người đứng đầu:
zcuanhz (141 bài gửi)

02: teobathe (78 bài gửi)
03: sinnova (44 bài gửi)
04: thanhdat93 (37 bài gửi)
05: huongtram8195 (24 bài gửi)
06: tranjessica (23 bài gửi)
07: jessicatran (18 bài gửi)
08: reborn (18 bài gửi)
09: cpvdesign (15 bài gửi)
10: bimat (14 bài gửi)
   Software hữu ích
5 file mới nhất

1. EVEREST Home Edition 1.51
2. Flash Movie Extract Pilot
3. ProcessViewer
4. Chainsaw
5. Phòng thí nghiệm Vật lý

Chuyển đến danh mục Files
   Chơi Games Online

Gấu con cứu bạn


Chuột ăn phomat


Bảo vệ lâu đài


Bongo balls


Alex trax


Các Game Online khác

   Xem và nghe Online
Tình Ca Mặt Trời(Cẩm Tú)
Thoát Ly(Lam Trường)
Nụ Hôn Dưới Mưa(Mây Trắng)
Thôi Em Về Đi(Cao Thái Sơn)
Giấc mơ cánh cò(Quốc Đại Việt)
Hoa Khúc Khích(Tóc Tiên)
Anh là người tình Á đông(Đang cập nhật)
Tình Thơ(Minh Thuận)

Xem nghe các tác phẩm khác

 


Tiếp theo câu trả lời cho ông Nguyễn Ngọc Đình trên KTNN 565
16/06/2006

Các nhà tài trợ kim cương


Tiếp theo câu trả lời cho ông Nguyễn Ngọc Đình về mấy tiếng mày ngài trên KTNN 565....

Nhưng râu ngài là râu ngài còn mày người là mày người; ta không nên tự nhốt mình vào cái vòng lẩn quẩn của việc so sánh “người thực vật thực” trong khi thẩm định từ ngữ ở đây. Nên nhớ rằng nga mi (= mày ngài) đã đi chung với tần thủ từ thời Kinh thi trong bài “Thạc nhân” của “Vệ phong” thành câu


Tần thủ nga mi


Để ca ngợi nhan sắc của phụ nữ. Nhưng thế nào là tần thủ? Hai tiếng này vẫn được giản glà “tang quảng nhi phương” (trán rộng mà vuông). “Trán rộng mà vuông” thì may ra chỉ thích hợp với diện mạo của phụ nữ ngoài Trái Đất chứ thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới hay Hoa hậu Hoàn vũ mà có trán như thế thì Ban giám khảo chỉ có nước... dẹp tiệm. Dĩ nhiên, có thể đó là “model” cho tuyệt thế giai nhân thời Kinh thi chứ ngày nay thì không. Ngày nay thì cả tần thủ lẫn nga mi đều chỉ còn là... ước lệ mà thôi. Và nga mi mày ngài mày ngài ở đây là lông mày đẹp nói chung. Nguyễn Huệ Chi viết:


“Trường hợp nhà thơ (Nguyễn Du – AC) dùng “mày ngài” trong câu thơ miêu tả Từ Hải thì có phần chắc ông mượn điển “ngoạ tàm mi”, còn trường hợp ông nói “nét ngài” để tả Thuý Vân, hay nói “mày ngài” để chỉ các ả ca kỹ thì chính là ông đang nói đến lông mày con ngài tằm mà ở vùng Nghệ Tĩnh ai đọc đến cũng hiểu.”


Nguyễn Huệ Chi còn kảh8ng định rằng đó là “năng khiếu dùng chữ tinh tế bậc thầy của Nguyễn Du”. Dùng mày ngài mà lại bắt người đọc phải hiểu đó là “mày con tằm nằm” thì là chơi không fair play chứ tinh tế thế nào được! Huống chi, sau khi quan sát và phân tích hàng chục trường hợp tương tự với cấu trúc mày ngài, Cao Xuân Hạo đã khẳng định:


“Những cặp danh từ tương tự (cũng gồm một từ chỉ bộ phận cơ thể động vật và một từ chỉ động vật) dùng để gọi tên, chỉ loại hay miêu tả hình dáng, màu sắc của đồ vật theo phép ẩn dụ (...) đều cho thấy mối quan hệ xác định có ý nghĩa sở hữu, chứ không hề có trường hợp nào cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa tỷ dụ.”


(“Về mối quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa của mày ngài trong câu thơ Râu hùm, hàm én, mày ngài”, Ngôn ngữ, số 4-1982, tr.45).


Quy luật của tiếng Việt đã như thế thì mày ngài tuyệt đối không thế nào lại có nghĩa là “lông mày hình con tằm nằm” được cả. Là một bậc thầy về ngôn ngữ, Nguyễn Du phải hiểu điều này hơn ai hết. Vậy danh ngữ mày ngài của ông chỉ có thể có nghĩa là lông mày đẹp mà thôi, dù nó dùng để miêu tả Từ Hải hay là các ả ca kỹ. Chính vì quy luật của tiếng Việt và đặc điểm ngôn ngữ của Nguyễn Du là như thế nên việc tác giả Phạm Quang Tuấn đưa ra hai bức tranh mỹ nữ đời Đường và bức tranh mỹ nữ thời Heian ở Nhật (có đôi lông mày dày rậm) cũng là một việc làm không thích hợp.


3. Bây giờ xin nói về cách hiểu của ông Đổng Văn Thành. Những tưởng chỉ có các nhà chú giải của ta mới hiểu không đúng ba tiếng ngoạ tàm mi, té ra ông Đổng cũng hiểu sai ba tiếng này như các đồng nghiệp người Việt Nam. Tệ hại hơn nữa, ông lại còn không hiểu được đặc trưng về diện mạo của Quan Công ở khắp đất nước Trung Hoa đâu đâu cũng có miếu thờ. Đổng Văn Thành đã chê:


“Nguyễn Du thì lại mượn “ngoạ tàm mi” (mày tằm nằm) mà Tam quốc diễn nghĩa dùng để miêu tả Quan Vũ, trang nam nhi cao lớn, uy vũ, khoáng đạt, lắp vào khuôn mặt cô thiếu nữ mười phần xinh đẹp đó (Thuý Vân – NHC thêm). Nếu trên khuôn mặt thiếu nữ xinh tươi mơn mởn lại mọc ra một đôi lông mày võ sĩ vừa đen rậm, vừa thẳng cứng thì cái điều kệch cỡm nghiêm trọng ấy há chẳng phá hoại cả vẻ đẹp của cô thiếu nữ đó sao?”


(Dẫn theo Nguyễn Huệ Chi, bđd);


Nhưng, như đã nói, ngoạ tàm mi đâu có phải là “mày tằm nằm” còn Quan Vũ Quan Công) cũng đâu phải là người có “đôi lông mày võ sĩ vừa đen rậm vừa thẳng cứng”. Cái nét đặc trưng của cặp lông mày Quan Công là nó vừa cong vừa xếch như có thể thấy trong tranh vẽ (ảnh 1), trong mặt nạ (ảnh 2) hoặc trong điêu khắc (ảnh 3), chứ có phải như ông Đổng Văn Thành đã nói đâu. Dĩ nhiên là, đó đây, ta có thể thấy những cặp lông mày Quan Công kiểu khác, nhưng đây chỉ là chuyện “vô tình vô ý” hoặc cá biệt chứ vừa cong vừa xếch thì mới đích thị là cặp lông mày điển hình của Quan Thánh đế quân vì nó còn đi chung với đôi mắt phượng (đan phượng nhãn) là một kiểu mắt xếch điển hình nữa. Ta cứ quan sát kỹ ba cái ảnh), thì có thể thấy cái nét đặc trưng đó một cách chẳng khó khăn gì. Vâng, mắt phượng là “mắt xếch”, như Derek Lin đã chú tại bài “Guan Gong”, mục “Tao Living” của http://www.taoism.net:


Phoenix eyes means slanted eyes.”


(Mắt phượng có nghĩa là mắt xếch). (*)


Bản thân mình còn không biết được nghĩa và cái sở chỉ đích thực của hai danh ngữ ngoạ tàm mi đan phượng nhãn ngay trong tiếng mẹ đẻ của mình thì ông Đổng Văn Thành còn muốn phê phán cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du thế nào được?


4. Bây giờ xin nói một chút về hai danh ngữ nét ngài mày ngài trong mấy câu thơ của Nguyễn Du.


Như đã nói, các cấu trúc này liên quan đến danh từ nga và danh ngữ nga mi trong tiếng Hán. Nga mi có nghĩa là lông mày đẹp thì mày ngài cũng thế. Nga mi còn được dùng thoe hoán dụ để chỉ phụ nữ đẹp thì mày ngài cũng thế. Nga mi cũng nói tắt thành nga thì ngài (trong nét ngài) cũng chính là hình thức nói tắt của mày ngài.


Nét ngài nở nang trong câu 20 là nét lông mày đẹp rỡ ràng (Xin x.lại KTNN 314). Còn trong câu 1213 Khi khoé hạnh, khi nét ngài) thì nét ngài lại là một hoán dụ để chỉ con mắt. Đây là chuyện “đá lông nheo”, chuyện “liếc mắt đưa tình”, tóm lại là chuyện “nói bằng mắt”. Nguyễn Huệ Chi, quy hàm nghĩa của hai tiếng này vào hai tiếng “chau mày” thì ió sợ là hẹp quá hay không?


Còn dùng mày ngài, nghĩa là lông mày đẹp, để nói về Từ Hải trong hai câu 2167 và 2274 thì cũng không phải là chuyện cấm kỵ, mà Cao Xuân Hạo (Xin x. bđd) cũng đã phân tích rồi. Huống chi, nếu cứ theo cái mốt này mà nhận xét thì ta còn có thể bắt bẻ nhiều thứ khác nữa, chẳng hạn như việc La Quán Trung tả Quan Vân Trường “môi đỏ như tô son”. Có phải là đàn bà đâu, V.v. và v.v..


Cuối cùng, mày ngài trong câu 927 thì có nghĩa là người đẹp. Mấy ả mày ngài chẳng qua là mấy “ả người đẹp”, nói theo một văn phong có nhiều phần không nghiêm túc, nghĩa là trong đám đó có thể có ả... không đẹp. Thì cũng giống như chuyện một anh chàng sổ sằng hỏi một đám con gái:


-- Đi đâu mà đông vui thế, các người đẹp? mặc dù trong đám đó có một cô mặt rỗ hoa mè và một chột mắt.


Trở lên là một số ý mọn liên quan đến bài của GS Nguyễn Huệ Chi, xin mạo muội trình bày để ông tham khảo và để chất chính cùng các bậc thức giả.


(*) Đan phượng nhãn chỉ đơn giản có nghĩa là “mắt phượng” nhưng GS Nguyễn Huệ Chi đã nhầm nên mới dịch thành “mắt đỏ như mắt phượng” rồi còn đẩy đi xa hơnt hành “đôi mắt đỏ vằn tia máu” thì nghe ghê quá! Ở đây, chữ đan đi với chữ phượng chứ không phải với chữ nhãn. Ở Hà Tây, ta chẳng đã có một huyện tên là Đan Phượng đó sao? Và đan phượng chỉ đơn giản là phượng chứ không phải “phượng đỏ”, cũng như lão thử là chuột chứ không phải “chuột giả” và ô quy là rùa chứ không phải... “rùa đen”!

An Chi (Theo Kiến Thức Ngày Nay 566)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Ln đầu trang
Tin mới cùng chuyên mục
Trung Quốc trừng phạt hành khách hất nước nóng vào tiếp viên
Cô gái "tuyển chồng đại gia" để có tiền chữa bệnh cho anh
Đức Trí - Hồ Ngọc Hà đón Noel tại Mỹ
Gia đình người "1 ngón"
Hiện ta có từ mơ là dạng Cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt mai...

Bài được đọc nhiều nhất
Mục “Lăng kính tự nhiên” trên báo Tuổi trẻ mới đây có đưa ảnh một con vật và viết:“Con thú có vú...
Đức Trí - Hồ Ngọc Hà đón Noel tại Mỹ
Gia đình người "1 ngón"
Tìm vàng trong lòng Đại Dương
Xin vui lòng cho biết ông nghĩ thế nào về những lời trên đây của ông Hà Văn Thuỳ

   Chuyển đổi tiền tệ
  Số tiền:
  
  Từ
  
  Thành
  
 
   Từ điển

Tra theo từ điển:


   Bách khoa tòan thư
get info from WikiPedia


 
Công ty Bất động sản Ân Minh - Chuyên môi giới mua bán nhà Q.1 và Q.3 Tp.HCM

Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử - Kiến Thức Ngày Nay Online
Số giấy phép: 395/GP-BVHTT, cấp ngày: 18/09/2002. Tổng biên tập: TS Nguyễn Thị Kim Ửng
- Chủ biên: Hàn Tấn Quang
Ghi rõ nguồn 'kienthucngaynay.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Trụ sở tòa soạn: 16 Trần Quý Khóach P.Tân Định Q.1 Tp.HCM
Liên hệ quảng cáo: Công ty TNHH TM - DV Ân Minh - 221/2 Trần Quang Khải P.Tân Định Q.1, Tp.HCM - Điện thoại: (848) 62911952 - Fax: (848) 62911951
Email: kienthucngaynay.vn@gmail.com - Website: www.anminh.com - Facebook: www.facebook.com/TapChiKienThucNgayNay | BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO |