Luật Giáo dục vừa được thông qua có qui định bỏ kỳ thi THCS để giảm áp lực thi cử cho học sinh…
06/07/2006
|
|
Các nhà tài trợ kim cương |
| |
|
|
*Thưa ông Nguyễn Lân Dũng, Luật Giáo dục vừa được thông qua có qui định bỏ kỳ thi THCS để giảm áp lực thi cử cho học sinh… Tuy nhiên, có một số ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Xin ông cho biết ý kiến của mình? (Phương, 30 tuổi, Hà Nội)
Ngược lại, tôi nhận được rất nhiều thông tin là phụ huynh hết sức hoan nghênh vì các em không quá căng thẳng vì lo lắng cho kỳ thi này. Chỉ cần học đều các môn là đương nhiên sẽ được cấp bằng THCS. Việc vẫn giữ kỳ thi vào lớp 10 chỉ là do chúng ta chưa đủ sức tiếp nhận toàn bộ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tiếp. Khi nào nền kinh tế phát triển đến mức có thể phổ cập trung học phổ thông như ở nhiều nước khác thì có lẽ kỳ thi này cũng sẽ được bỏ nốt. Kỳ thi vào lớp 10 chỉ nhằm mục tiêu loại bớt các em học quá yếu và hướng dẫn các em đó đi học nghề. Tôi có số liệu rất lạ đối với học sinh ở Pháp. Trong khi có tới 3.320.000 em học cấp 2, thì chỉ có 1.511.000 em học cấp 3 và 746.500 em học trung học nghề. Tỷ lệ giới trẻ Pháp học nghề ở tuổi 16 gần bằng 1/2 số học sinh tiếp tục học chữ. Nên nhớ rằng, Pháp là nước công nghiệp đứng hàng thứ 4 trên thế giới, nhưng cũng chỉ có thể cung cấp phúc lợi giáo dục miễn phí và bắt buộc đến tuổi 16 mà thôi. Trong khi có 2.620 trường học chữ thì cũng có tới 1.716 trường học nghề (chiếm tới 65%). Đấy là số liệu năm 2003-2004. Bên cạnh bằng Tú tài phổ thông (232.222) còn có bằng Tú tài kỹ thuật (137.915) và bằng Tú tài chuyên nghiệp (88.954). Bằng nghề (CAP, BT, BTS…) có khi còn có giá hơn cả bằng cử nhân vì rất dễ tìm việc làm (!).
GS.Nguyễn Lân Dũng (Theo Kiến Thức Ngày Nay Online) |