Hơn 300 năm hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm, nhiều kiến trúc của đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa, nay là TP HCM vẫn giữ ít nhiều nét đẹp cũ.
Cũng góc đường ấy, cũng hương vị ấy, gần 60 năm qua gánh xôi của bà Nguyễn Thị Kiệm luôn đông khách, trở thành chứng nhân cho bao thăng trầm, dâu bể của cuộc sống.
Triển lãm "Sài Gòn qua bưu ảnh xưa " (do tạp chí Xưa Và Nay tổ chức, diễn ra từ ngày 29-4 đến 8-5, tại 181 Đề Thám, Q.1, TP.HCM) trưng bày 116 bức ảnh và bưu ảnh tiêu biểu về Sài Gòn trên các lĩnh vực: kiến trúc, kinh tế, văn hóa và đời sống.
Đến ngày 11.4.2006, Festival biển lần đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới chính thức khai mạc, nhưng nhiều hoạt động văn hoá, du lịch, thể thao đã diễn ra cả tháng nay. ...
Đúng 90 năm về trước, tại Sài Gòn đã xảy ra một sự kiện gây chấn động dư luận. Đó là vào đêm 14 rạng ngày 15.2.1916, khoảng 300 hội viên của tổ chức yêu nước Hội kín đã tấn công Khám Lớn Sài Gòn để giải thoát “Phan Xích Long hoàng đế” và những tù nhân khác đang bị thực dân Pháp giam cầm. 57 nghĩa sĩ vô danh đã anh dũng ngã xuống trước họng súng quân thù.
Lễ vía Bà Đen/ Linh Sơn Thánh Mẫu cử hành vào ngày 5.5 âm lịch. Song Hội xuân ở núi Điện Bà thu hút đông đảo khách hành hương lại là 3 tháng đầu năm, mặc dù lễ hội chính là Rằm đến 18 tháng Giêng. Đi chùa quanh năm không bằng rằm tháng giêng...
Không chỉ riêng các tín đồ Phật giáo, mà đi lễ chùa đã trở thành phong tục văn hoá của đông đảo người Việt Nam, nhất là ngày rằm, lễ, tết. Ngoài việc thắp hương cúng phật, đi chùa còn là dịp để mọi người cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, gia quyến ai cũng được mạnh khoẻ, hạnh phúc, làm ăn tấn tài tấn lợi...